VIETNAM AUTOMOTIVE TECHNOLOGY

 

Khám phá cấu tạo và chức năng của máy nén khí trên ô tô


Máy nén là thiết bị được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày. Thực tế và gần gũi nhất chính là máy được ứng dụng trên các phương tiện như ô tô, xe máy… Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa biết về cấu tạo máy nén khí trên ô tô và được hoạt động như thế nào. Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về máy nén hơi trên xe ô tô

Nếu như bạn để ý sẽ thấy, trong khoang động cơ của các loại xe ô tô đều có chứa hệ thống máy nén. Đây là bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong các khung gầm xe ô tô, giúp các thiết bị khác vận hành ổn định và hiệu quả hơn.

Máy nén khí trên xe ô tô
Máy nén khí trên xe ô tô

Thiết bị này sẽ kết hợp với bình khí để thực hiện nhiệm vụ cung cấp khí nén cho cơ cấu treo bằng khí nén và điều khiển các cơ cấu mở cửa nắp động cơ, làm mát cho hệ thống điều hòa, kiểm soát phanh xe. Bên cạnh đó, máy nén còn giúp nâng hạ ghế ngồi một cách nhanh chóng và thuận tiện, tự động mở cửa xe bus… Và như vậy, chúng ta có thể thấy các chức năng của máy nén khí đều nhằm phục vụ những nhu cầu tiện ích cho con người.

Cấu tạo máy nén khí trên ô tô có gì đặc biệt?

Về cơ bản, thiết bị khí nén trên xe cũng khá giống với cấu tạo của máy nén khí được sử dụng trong các ngành công nghiệp.

Máy cũng có cấu tạo gồm các thành phần như: piston, mặt bích, puly, đĩa bị động, đĩa cam, bu lông xả môi chất, đầu trục truyền động và van hút – chỉnh áp suất.

Quá trình làm việc của máy khí nén trên xe cũng khá phức tạp:

Cấu tạo của máy nén không khí trên xe ô tô
Cấu tạo của máy nén không khí trên xe ô tô

Phần động cơ của máy bơm nén khi bắt đầu hoạt động thì trục thủy lực, piston sẽ di chuyển và kéo theo puly quay. Piston từ điểm chết trên di chuyển xuống điểm chết dưới, tạo chân không trong xilanh làm cho van nạp mở. Sau khi được mở, van nạp sẽ thông qua bầu lọc để đưa không khí từ bên ngoài vào xilanh. Và khi piston quay ngược trở lại điểm chết trên thì sẽ nảy sinh quá trình hút, đồng thời trrong xi lanh xảy ra quá trình nén khí. Khi không khí bị nén lại sẽ khiến áp suất tăng cao để mở van nén. Lúc này, khí nén sẽ đi qua nắp xilanh để tới bình tích khí.

Khi nào áp suất trong bình chứa sẽ đạt 0,75Mpa thì van điều chỉnh sẽ mở ra và thông van nạp giữa 2 xilanh, chặn đường dẫn của khí tới bình chứa.

Các bộ phận trên xe ô tô như phanh, cánh cửa, ghế ngồi… khi được cung cấp khí nén sẽ tự động làm việc và kiểm soát khả năng của mình.

Làm sao để duy trì độ bền cho máy bơm nén trên ô tô?

Vì đây là thiết bị đóng vai trò quan trọng và quyết định tới sự vận hành ổn định của xe. Do đó, chủ xe cần tiến hành kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng máy nén định kỳ. Có như vậy mới duy trì được độ bền, tuổi thọ cho máy nén, động cơ của xe, và người điều khiển cũng cảm thấy an toàn hơn trong quá trình di chuyển.

Nếu bạn thường xuyên thực hiện công việc này giúp giảm thiểu tối đa thời gian và những chi phí phát sinh cho việc sửa chữa.

Khám phá cấu tạo máy nén khí trên ô tô
Thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng sẽ giúp máy bền lâu hơn

Thay dầu định kỳ cho máy nén khí sau khoảng 500 giờ máy hoạt động.

Vệ sinh các bộ phận của bơm nén hơi như lọc gió, lọc dầu… để tránh tình trạng tắc nghẽn các chất bẩn, tạp chất. Cùng với đó là bạn cũng phải vệ sinh, lau chùi cho mặt ngoài của máy. Bởi trong quá trình làm việc sẽ khó tránh khỏi những bám bụi từ môi trường bên ngoài. Và chúng ta cần dọn dẹp sạch sẽ để quá trình làm mát được lưu thông, đảm bảo độ bền cho máy.

Ngoài ra, người dùng cũng cần chú ý tới các đầu nối, các bộ phận của hệ thống và cơ cấu. Bạn nên điều chỉnh độ căng dây đai máy và bôi trơn các bộ phận. Đặc biệt, việc thay lõi lọc khí theo định kỳ là cần phải có.

Như vậy, cấu tạo của máy nén khí nhỏ trên ô tô là thiết bị rất quan trọng giúp phương tiện của bạn vận hành trơn tru và ổn định hơn. Do đó, người dùng cần chú ý bảo dưỡng máy định kì để duy trì tuổi thọ lâu dài.





Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Post a Comment

0 Comments